Đồ dùng điện tử điện lạnh ngày nay không thể thiếu trong các gia đình. Nhất là tủ lạnh thì là càng không thể thiếu. Để dùng loại thiết bị lâu dài này thì bạn nên hiểu chút về cấu tạo và nguyên lý của tủ lạnh. Dưới đây là một số những chia sẻ của Bếp Nam Dương về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh mà bạn có thể tham khảo.
Cấu tạo của tủ lạnh
Cấu tạo của tủ lạnh bao gồm hệ thống làm lạnh và vỏ tủ lạnh
Hệ thống lạnh của tủ lạnh phải có hai phần trao đổi nhiệt: bộ phận thu nhiệt trong tủ (dàn lạnh) và bộ phận toả nhiệt ở bên ngoài tủ (dàn nóng).
Vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt để hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ.
Xem thêm: Thật tuyệt vời! Bí quyết sắp xếp đồ trong tủ lạnh ngăn nắp của mẹ chồng tôi
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh
Dùng hai chất bán dẫn: một chất bán dẫn có tính dẫn điện là điện tử (-) và một chất bán dẫn có tính dẫn điện là lỗ trống (+), chúng được nối với nhau bằng thanh đồng (hình 2-1), chúng tạo thành cặp nhiệt điện. Nếu cho dòng điện đi từ tấm bán dẫn (-) sang tấm bán dẫn (+) thì đầu nối giữa hai tấm bán dẫn hấp thụ nhiệt (lạnh đi), còn đầu kia toả nhiệt. Lượng nhiệt mà đầu lạnh hấp thụ được Qt được xác định theo công thức:
Qt = (U1 – U2)IT1 (3-1)
Trong đó: U1, U2 – hệ số Peltier
I – cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện
T1 – nhiệt độ đầu lạnh.
Áp dụng hiện tượng này, có thể ghép nhiều cặp bán dẫn khác loại với nhau, đưa tất cả các đầu lạnh về một phía (dàn lạnh), các đầu nóng về một phía (dàn nóng) để chế tạo thành tủ lạnh.
Hoạt động của hệ thống làm lạnh
Trong dàn bay hơi 1, môi chất lạnh lỏng sôi ở áp suất thấp (từ 0 đến 1 at – áp suất dư) và nhiệt độ thấp (từ -29 đến -130C) để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sau đó được máy nén 2 hút về và nén lên áp suất cao đẩy vào dàn ngưng tụ 3. Tuỳ theo nhiệt độ môi trường, áp suất ngưng tụ có thể từ 7 đến 11 at, tương ứng với nhiệt độ ngưng tụ là 330C đến 500C. Nhiệt độ ngưng tụ thường lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 15 đến 170C trong điều kiện dàn ngưng không có quạt gió.
Ở dàn ngưng, môi chất thải nhiệt cho không khí làm mát và ngưng tụ lại, sau đó đi qua ống mao (van tiết lưu) để trở lại dàn bay hơi, thực hiện vòng tuần hoàn kín: nén – hoá lỏng – bay hơi.
Vì ống mao có tiết diện rất nhỏ và chiều dài lớn nên có khả năng duy trì sự chênh lệch áp suất cần thiết giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi, giống như van tiết lưu. Lượng môi chất lỏng phun qua ống mao cũng phù hợp với năng suất nén của máy nén. (Xem thêm cấu tạo của tủ lạnh Bosch cao cấp tại Bếp Nam Dương)
Môi chất lạnh và dầu bôi trơn
Tủ lạnh gia đình thường dùng khí freôn 12 (R12) – CCl2F2. R12 là khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ, không độc ở nồng độ thấp, không tác dụng với kim loại, không dẫn điện, có khả năng hòa tan các hợp chất hữu cơ và nhiều loại sơn, do đó dây quấn động cơ điện phải dùng loại sơn cách điện đặc biệt, không hoà tan trong R12.
Ở điều kiện bình thường, R12 không độc, không ảnh hưởng tới sản phẩm. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao hơn 4000C, R12 tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa sẽ bị phân huỷ thành hydrôclorua và hydrôflorua rất độc.
Dầu bôi trơn trong máy nén và động cơ của tủ lạnh chất lượng thì không thể thay thế, bổ xung định kì được. Dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện R12 hoà tan nên phải thoả mãn các yêu cầu đặc biệt: độ ổn định và độ nhớt cao, độ ẩm thấp, nhiệt độ đông đặc độ làm đục thấp.
Trên đây là một số kiến thức về nguyên lý và cấu tạo hoạt động của tủ lạnh mà Bếp Nam Dương muốn gửi tới các bạn. Bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm tủ lạnh chính hãng của Bếp Nam Dương, đây là một trong những nhà nhập khẩu các sản phẩm từ Châu Âu, Châu Á như tủ lạnh, máy giặt, bếp từ, lò vi sóng,…
Liên hệ tới hotline: 1800.1161(miễn phí) hoặc 024.3200.8080 để nhận được sự tư vấn tốt nhất về sản phẩm.